Hiện nay, với xu thế chăn nuôi bền vững, đảm bảo an toàn về sinh học, thân thiện với môi trường thì việc sử dụng đệm lót sinh học ngày càng phổ biến và quan trọng và được nhiều người quan tâm đến. Vì vậy, bài viết này Nông Điền Trang xin chia sẻ cách làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi. Hãy cùng theo dõi nhé!

  • Trước hết cần tìm hiểu đệm lót sinh học là gì?

Đệm lót sinh học là miếng đệm lót chuồng được cấy nhóm vi khuẩn được làm từ các nguyên vật liệu như mùn cưa, trấu, thân cây khô, rơm, rạ, xơ dừa,… Việc cấy vi khuẩn này có hoạt tính cao dùng để phân hủy phân, phân giải nước tiểu, giảm khí độc và mùi hôi trong chuồng để giảm thiểu ô nhiễm, giữ cho môi trường sạch sẽ, bảo vệ các chất dinh dưỡng cho vật nuôi.  

  • Lợi ích của đệm lót sinh học trong chăn nuôi:
  • Tiết kiệm 60% công sức và thời gian vì không phải thu gom chất thải và vệ sinh chuồng trại trong suốt vụ nuôi. Tiết kiệm 80% lượng nước dùng để sử dụng vệ sinh chuồng trại, tắm rửa cho vật nuôi.
  • Giảm tối đa mùi hôi thối
  • Giảm ô nhiễm môi trường và giảm áp lực biến đổi khí hậu
  • Tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi bởi do sự có mặt của những lợi khuẩn đồng thời đóng vai trò trong việc làm ấm vật nuôi.
  • Tiết kiệm chi phí thú y vì bệnh tật ở vật nuôi được giảm đáng kể do chất lượng vệ sinh được cải thiện khi sử dụng đệm lót.
  • Chi phí rẻ nếu chăn nuôi ở quy mô nhỏ và vừa vì những nguyên liệu dùng để làm đệm vô cùng rẻ và dễ tìm.
  • Phế phẩm đệm lót sau sử dụng có thể được dùng làm phân bón hữu cơ rất tốt cho cây. Vật nuôi thải phân đến đâu bị vi sinh vật phân giải đến đó, không phải ủ quá lâu cũng có được phân hoai mục.
  • Kỹ thuật làm đệm lót sinh học với chế phẩm EM Emuniv:
  • Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: trấu, cám, mật rỉ đường, nước sạch, chế phẩm vi sinh vật EM Emuniv 200g.
  • Pha dịch chế phẩm (không cần quá chính xác): Lấy 100 lít nước sạch cho vào thùng, thêm 2-3 lít rỉ đường, khuấy đều rồi thêm 1 gói chế phẩm (200gram), lại khuấy đều.
  • Tạo đống ủ: Trộn trấu với 2-3% cám. Dùng ozoa tưới dịch chế phẩm, sao cho có độ ẩm 45-50% (bóp thật chặt, thấy nước hơi rịn ra kẽ tay). Vun thành đống, che vải bạt sau 3-4 ngày thấy có mùi thơm, chua dịu là được.
  • Tạo đệm lót: Sau khi ủ, kiểm tra độ ẩm sao cho đạt khoảng 25-30% (sờ tay thấy ấm) là được. Đối với gia cầm, cần trải 1 lớp 20cm trên nền chuồng. Đối với bò, lợn, chuồng nên làm 2 bậc, bậc cao khô là chỗ để lợn ăn, bậc thấp khoảng 40-50cm làm đệm lót (nền nghiêng). Đối với lợn nuôi thả (lợn mán, lợn rừng) thì dùng giống như gia cầm.
  • Bảo dưỡng: Khi ủ đống cần độ ẩm 45-50% để vi sinh vật sinh trưởng nhanh, nhưng ở đệm lót thì chỉ cần ẩm (25-30%). Nếu ướt cần bổ sung thêm trấu khô. Thường xuyên đào xới để đảm bảo thông thoáng.
  • Xử lý chất thải đệm lót sau khi xuất chuồng: Lớp phế thải đệm lót chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng. Cần vun đống, tạo độ ẩm 50%, đậy bạt, ủ 2 tuần cho hoai là có thể làm phân bón cho cây rất tốt.

Có thể kết hợp dùng dịch pha chế phẩm nói trên pha loãng 10 lần để bổ sung vào nước uống, thức ăn hoặc pha loàng 100 lần để phun vào cống rãnh, tường, máng ăn có thể giảm bệnh đường tiêu hóa, nhất là bệnh đi ngoài phân trắng của con non, vì thế mà giảm chi phí sử dụng thuốc, vật nuôi khỏe mạnh giảm chi phí thức ăn cho 1kg tăng trọng.

Chúc bà con thành công!

–> Xem thêm bài viết Cách trồng rau mồng tơi trong thùng xốp

–> Bài viết có liên quan: Những lưu ý khi trồng rau trên sân thượng bạn không nên bỏ qua


Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CỬA HÀNG VTNN NÔNG ĐIỀN TRANG

Facebook: VTNN Nông Điền Trang

ADD: 998A Tỉnh Lộ 10, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0984 456 554

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *