Bạn đang phân vân không biết có nên tận dụng phân gà bón cây hay không? Bạn muốn tối ưu chi phí, tận dụng phân gà làm phân bón nhưng chưa biết cách ủ phân? Bạn đã từng thử nhưng bị thất bại trong nhiều mẻ ủ phân gà trước đây? Vậy phân gà có lợi cho đất và cây trồng không? Quy trình ủ phân gà hữu cơ bón cây bao gồm những bước nào? Cùng Nông Điền Trang tìm hiểu rõ trong bài nhé!

Tìm hiểu lại đôi chút về phân gà. Phân gà là gì? Vai trò, tác hại của phân gà đối với con người và cây trồng

Phân gà là chất thải từ con gà. Theo sinh học, phân gà là chất thải con lại sau quá trình tiêu hóa của riêng con gà. Xét rộng hơn, phân gà là chất thải trong quá trình chăn nuôi       tại nhà hoặc chăn nuôi số lượng lớn trong công nghiệp.

Liệu phân có thể biến phân gà thành phân hữu cơ?

Lúc này, vấn đề phát sinh là cần xử lý phân gà, tránh gây ô nhiễm cho môi trường và ảnh hưởng ngược lại đến sức khỏe con người.

Tác hại của phân gà đến sức khỏe con người

  • Trong phân gà có chứa rất nhiều mầm bệnh, ký sinh trùng gây nguy hiểm cho con người và cả cây trồng. Hít mùi phân gà lâu sẽ gây ra đau đầu, lẫn lộn vị giác. Và theo bản năng, mùi gì hôi đến từ những thứ không đẹp thì khả năng cao là không tốt rồi.

Phân gà thường chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh

  • Phân gà mới được thải ra từ quá trình tiêu hóa còn chứa nhiều hợp chất hữu cơ mà rễ cây không thể hấp thu được. Do đó đòi hỏi phải có quá trình ủ hoai mục để phân gà có thể phân hủy thành các chất dinh dưỡng cho cây.
  • Một điều cần lưu ý nữa, trong quá trình phân hủy, phân gà sẽ giải phóng năng lượng, tạo ra một nhiệt lượng lớn. Nếu bón phân gà tươi trực tiếp cho cây có thể gây chết rễ khi phân bắt đầu phân hủy.

Vai trò của phân gà đối với đất trồng và cây trồng

Phân gà tươi vốn là chất hữu cơ, chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh gây hại cho cây trồng. Không những thế, về kỹ thuật, phân gà tươi không thể bón cho cây trồng được. Có thể nói phân gà tươi không thể giúp ích gì được cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu được ủ hoai mục đúng cách, trải qua quá trình biến đổi, phân gà ủ sẽ trở thành chất dinh dưỡng tuyệt vời cho cả đất lẫn cây trồng.

Trong phân gà có chứa nhiều Nitơ – Photpho – Kali

Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong phân gà hơn hẳn các loại phân hữu cơ khác.  Theo nghiên cứu, trong phân gà tươi có chứa từ 0.5% – 0.9% Nitơ, 0.4% – 0.5% Photpho và 1.2% – 1.7% Kali. Một con gà có thể tạo ra khoảng 500 gram phân mỗi tháng. Nếu bạn nuôi 10 con, mỗi tháng bạn sẽ thu được tối đa 5 kg phân gà.

Việc bón phân gà đã qua ủ hoai mục giúp tăng khả năng giữ nước của đất, tạo nhiều lỗ hở giữa các hạt đất khiên đất tơi xốp, thông thoáng khí hơn. Đất được bón phân gà sẽ trở nên chắc hơn, khó bị ăn mòn.

Ngoài ra, các chất hữu cơ trong phân gà đã chính là nguồn thức ăn dồi dào giúp cho các vi sinh vật sinh sôi phát triển, làm cho tiến trình phân hủy các chất hữu cơ trong đất diễn ra nhanh hơn, đất sẽ trở nên màu mỡ hơn. Từ đó, Cây trồng từ đó cũng sẽ nhanh phát triển, tươi tốt hơn.

Các phương pháp ủ phân gà hữu cơ bón cây phổ biến và hiệu quả hiện nay

Có nhiều phương pháp ủ phân gà hữu cơ bón cây, một trong những cách thức hay bạn có thể áp dụng là ủ nóng, ủ nguội hoặc kết hợp cả hai (ủ nóng trước, ủ nguội sau).

Có nhiều phương pháp ủ phân gà hữu cơ bón cây

Phương pháp ủ nóng phân gà

Các bước ủ nóng phân gà tươi nhanh hoai mục được diễn ra như sau:

Bước 1 – Xếp lớp phân gà

Phân gà tươi được lấy ra khỏi chuồng và xếp thành từng lớp với độ dày đều nhau (tạo thành từng đống tương tự đống cát) trên một bề mặt không thấm nước (như nền xi măng, bê tông, nền đất lót bạt chống thấm,…). Chú ý không được nén phân.

Bước 2 – Trộn phân gà

Phân gà tươi sau khi xếp thành lớp sẽ được tưới nước để tạo độ ẩm 60% – 70%. Nếu phân có lẫn lộn nhiều chất khác (như đất, các loại rác hữu cơ khác) thì có thể trộn thêm 1% vôi bột. Tiếp tục trộn thêm 1% đến 2% phân super lân (phân có nhiều photpho) nhằm giúp đạm không bị mất trong quá trình phân hủy. Cuối cùng đắp thêm một lớp bùn bao phủ lên toàn bộ bề mặt phân.

Lưu ý, cần tưới nước hàng ngày lên đống phân để duy trì độ ẩm ban đầu.

Bước 3 – Chờ đợi

Sau khi đắp bùn, chúng ta sẽ chờ đợi quá trình phân hủy diễn ra.

Hỗn hợp phân super lân và phân gà tạo nên một môi trường thuận lợi giúp các vi sinh vật (có sẵn trong bùn) sinh sôi, phát triển mạnh mẽ. Cùng với đó là quá trình phân hủy bắt đầu diễn ra.

Sau từ 4 – 6 ngày, nhiệt độ trong đống phân sẽ bắt đầu tăng lên đến 50 độ – 60 độ C do năng lượng được giải phóng từ các phản ứng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ. Nhiệt độ cao cũng sẽ tiêu diệt các mầm bệnh, hạt cây dại trong đất.

Sau từ 40 – 60 ngày, quá trình ủ phân hữu cơ hoàn tất. Ngoài ra, để rút ngắn thời gian, một trong những cách ủ phân gà nhanh hoai mục là sử dụng sản phẩm vi sinh ủ phân hoặc hỗn hợp nấm đối kháng. Lúc này bạn có thể sử dụng phân để bón cho đất và cây trồng.

Phương pháp ủ nguội phân gà

Phương pháp ủ nguội phân gà tươi được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1 – Xếp lớp phân gà

Phân gà tươi được lấy ra khỏi chuồng, xếp thành từng lớp chồng lên nhau (tạo thành đống hình nón như đống cát), nhớ rắc thêm 2% phân lân (chứa Nitơ) trên mỗi lớp phân. Cuối cùng nén chặt đống phân lại.

Phân gà có thể được xếp thành từng đống có chiều dài, chiều rộng từ 2 – 3 m hoặc tùy vào diện tích sân. Chiều cao đống phân chỉ nên tối đa 1,6 – 1,7 m (không nên đắp quá cao). 

Bước 2 – Tiếp tục trộn thêm bùn, rác thải hữu cơ khác

Phân sau khi được rắc nitơ, xếp lớp sẽ được đắp thêm đất bùn, vỏ dừa, vụn gỗ, lá cây khô, tro trấu,… và được nén chặt lên đống phân. Nên có sử dụng chế phẩm vi sinh để giảm thời gian ủ, hãy thêm vi sinh trước công đoạn nén chặt. Cuối cùng, phủ thêm một lớp bùn bên ngoài.

Đắp, rải thêm rơm rạ, lá cây, xác trái cây lên lớp phân

Bước 3 – Chờ đợi

Thời gian chờ đợi của ủ phân nguội này diễn ra lâu hơn rất nhiều so với ủ phân nóng, có thể kéo dài từ 9 – 12 tháng. Đối với phương pháp này, phân bị ép chặt, thiếu không khí (oxy) khiến vi sinh vật phát triển chậm, quá trình phân hủy xảy ra từ từ, do đó nhiệt độ trong đống phân cũng thấp hơn, chỉ từ 30 – 40 độ C.

Thời gian chờ đợi của phương pháp ủ phân gà hữu cơ bón cây này vì thế cũng kéo dài từ 9 – 12 tháng. Bù lại, hàm lượng đạm, dưỡng chất của phân thành phẩm sẽ nhiều hơn.

Nếu có nhiều kế hoạch dài hạn trong năm, bạn có thể áp dụng cách ủ phân nguội này.

Kết hợp giữa ủ nóng và ủ nguội

Phương pháp này kết hợp cả 2 phương pháp ủ nóng và ủ nguội lại với nhau. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là ủ nóng từng lớp phân gà, sau đó nén chặt để ủ nguội. Chi tiết các bước như sau:

Bước 1 – Ủ nóng lớp phân đầu tiên

Bước đầu vẫn là xếp lớp phân gà đầu tiên lên bề mặt không thấm nước. Sau đó tưới nước giữ ẩm rồi trộn thêm phân lân, vôi bột, chế phẩm sinh học (để tăng tốc quá trình ủ) rồi chờ từ 4 – 6 ngày.

Bước 2 – Ủ nóng lớp phân tiếp theo

Khi lớp phân đầu tiên bắt đầu nóng thì tiến hành nén chặt, phủ lên lớp phân thứ 2 và thực hiện lại các công việc của bước 1.

Quá trình này cứ lặp đi lặp lại cho đến khi hết phân hoặc phân không cao quá đầu thì dừng lại.

Ưu điểm: Cách ủ phân là một sự trung hòa giữa 2 cách trên. Phân ủ thành phẩm sẽ có giữ lại nhiều đạm hơn. Thời gian ủ ngắn hơn so với ủ phân nguội nhưng lại lâu hơn so với ủ phân nóng.

Chúc bà con thành công!

–> Xem thêm bài viết Kỹ thuật làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi

–> Bài viết có liên quan: Những lưu ý khi trồng rau trên sân thượng bạn không nên bỏ qua


Mọi thắc mắc Quý Khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi qua những kênh thông tin sau:

CỬA HÀNG VTNN NÔNG ĐIỀN TRANG

Facebook: VTNN Nông Điền Trang

ADD: 998A Tỉnh Lộ 10, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP.HCM

Hotline: 0984 456 554

Để lại một bình luận